Lev Tolstoy
.
Trước khi vào phần chánh, xin tặng các bạn lời MINH TRIẾT này trước:
LỜI ĐÁNG SUY NGẪM
Chia sẻ đoạn văn “ấn tượng” sau đây để tặng các bạn, đặc biệt gởi đến các nhà văn “đi trên mây”
[… Em hỏi tôi có đọc sách triết không, về Sartre, Miller… gì gì đó. Tôi đã gạt mấy cha nội triết gia này ra khỏi đầu tôi hơn bốn mươi năm rồi em. Tôi muốn J. P. Sartre vô trại cải tạo để tự tìm ra con người ổng là ai. Muốn Henry Miller nói chuyện tay đôi với má mì ở quán bia ôm. Muốn Nietzsche đứng trên con thuyền nhỏ giữa sóng to gió lớn và hải tặc để ông ta hét toáng lên “Thượng đế đã chết!”… Cứ nhìn vào cuộc đời của mấy ông triết gia thì biết, điều họ nói và cái họ làm thật khác xa. Những lý luận của họ chỉ thích hợp ở trường học, ở tháp ngà nghiên cứu, nơi mà họ thư thả hệ thống hóa những luận thuyết.
Triết lý thực sự ở ngay chính cuộc sống của mình, của riêng mình trong mọi tình huống, mọi lẽ sống… Nhận thức được về nó. Không nhận thức được thì cảm nhận nó. Điều quan trọng là phải sống với nó, chứ không phải nói để người khác sống, còn mình thì sống kiểu khác…] – (Vũ Thế Thành– Sài Gòn muộn màng của em cũng không còn…)
.
VÀI LỜI MINH TRIẾT CỦA LEV TOLSTOY
Sau đây là vài lời minh triết đáng suy ngẫm của Lev Tolstoy trích từ bộ sách Wise Thoughts For Every Day (Minh Triết Cho Mỗi Ngày) và A Calender of Wisdom (Lịch Minh Triết).
.
1. A wise man was told that he was considered to be a bad person. He answered: “It is good that they do not know everything about me, because otherwise they could say worse things about me”.
Một hiền giả được được người khác kể lại rằng ngài đã bị xem như một kẻ xấu. Ngài trả lời: “May mắn thay, họ không biết hết mọi điều về ta, bởi vì nếu không họ có thể nói nhiều điều còn tệ hại hơn nữa.
.
2. A person may not know the purpose of his life, but he should know how to live. A worker at a big plant may not necessarily know the purpose of his labor, but if he is a good worker, he should know how to do well what he should do.
Một người có thể không biết rõ mục đích đời mình, nhưng anh ta nên biết phải sống như thế nào. Công nhân trong một cơ xưởng lớn có thể không cần biết rõ mục đích công việc của mình, nhưng nếu anh ta là một công nhân tốt, anh ta phải biết cách hoàn thành tốt việc mình phải làm.
.
3. Use good thoughts of wise people; if you cannot create similar kind and wise thoughts, then at least do not distribute the false thouhgts expressed by you and by others.
Hãy sử dụng những tư tưởng tốt lành của người minh triết; nếu bạn không thể sáng tạo ra được những tư tưởng khôn ngoan và tốt lành giống như vậy, thì ít nhất cũng đừng nên truyền bá những ý nghĩ giả dối sai lầm bày tỏ bởi bạn và người khác
.
4. Be humble and oppose dissipation. Even a thin sword cannot cut soft silk. Using tender words and kindness, you can lead an elephant with a hair. (After Muslih-ud-Din Saadi)
Hãy khiêm nhường và kiềm chế mình. Ngay cả lưỡi gươm sắc bén cũng không thể cắt được mảnh lụa mềm. Dùng những lời dịu dàng và nhân hậu, bạn có thể dẫn dắt con voi bằng một sợi tóc.
.
5. Only speak when your words are better than your silence!
For every time you regret that you did not say something, you will regret a hundred times that you did not keep your silence. (Leo Tolstoy)
Chỉ nói khi những lời bạn nói ra tốt hơn khi bạn giữ im lặng!
Có lúc bạn hối tiếc về điều mình đã không nói ra, nhưng bạn sẽ còn hối tiếc gấp trăm lần khi đã không giữ im lặng.
.
6. Lời nói và hành động
Nếu bạn không chắc chắn thì đừng nói, cũng đừng hành động (*). Đây là một quy tắc quan trọng cần phải tuân theo.
Những hành vi tốt, dù nhỏ bé, cũng giúp xây dựng tính cách của bạn; do vậy, không có điều gì gọi là nhỏ bé trong cuộc đời này. Toàn bộ cuộc sống được dựng xây từ những sự việc nhỏ, không quan trọng và những điều tưởng chừng như vụn vặt.
Để thành tựu một cái gì đó, bạn cần làm một nỗ lực. Cái nỗ lực khó khăn nhất và cũng là quan trọng nhất, là biết giữ im lặng khi cần thiết.
“Hãy lắng nghe, hãy chú tâm, và chỉ nói ít thôi (**)”.
7. Đức tin
Đức tin đích thực không cần những ngôi đền lớn, những vật trang trí bằng vàng, hay âm nhạc của đàn organ. Trái lại, đức tin chân thực đi vào trong trái tim bạn từ sự im lặng và sự cô độc (***).
Đức tin không nằm ở những điều mà bạn tin vào một cách lưỡng lự, mà trong những điều bạn tin tưởng một cách chắc chắn.
Tôn giáo đích thực, đức tin đích thực khiến cho chúng ta trở thành những đứa con của Thượng đế, chứ không phải là những nô lệ của Ngài. Biết Thượng đế có nghĩa là yêu Thượng đế, tin cậy Ngài, và sống theo quy luật của Ngài. – Lev Tolstoy
……….
Giải thích thêm:
(*) Nếu theo được lời khuyên này, ta sẽ tránh được nhiều sai lầm đáng tiếc – trong cả lời nói lẫn hành động. Nhưng trong cuộc đời thực, con người thường làm ngược lại. (Tuy nhiên, nếu quá tuyệt đối nghe theo lời khuyên này thì chúng ta sẽ không bao giờ dám làm cái gì cả!)
(**) Thực ra, “lắng nghe” một cách đúng nghĩa là rất khó. Bởi vì hầu như ai cũng chỉ lắng nghe bằng “cái tai chủ quan” của mình! Do vậy, nếu chỉ “lắng nghe” theo cách hiểu bình thường thì chưa đủ. Phải lắng nghe một cách “vô tư”, không chút định kiến. Theo Krishnamurti thì chúng ta ít khi nghe được những gì đang được nói, mà chỉ nghe “tiếng ồn” của lòng mình.
(***) Chắc bạn đọc đã thấy, Tolstoy rất chú trọng đến khía cạnh “nội tâm” của đức tin tôn giáo hơn là những hình thức “râu ria” bên ngoài. Kahlil Gibran, Krishnamurti… cũng rất giống Tolstoy ở chỗ này.- (Đỗ Tư Nghĩa)
.
Nguyên Lạc
Bạn phải đăng nhập để bình luận.